Suối Cá Thần Cầm Lương – Cẩm thủy Thanh Hóa
|Suối Cá Thần Cẩm Lương thuộc huyện Cẩm Thủy Tỉnh Thanh Hóa là một trong những kỳ thú cũng như những cảnh đẹp kỳ lạ nhất chưa từng có ở Việt Nam với nhiều câu truyện huyền bí kể không ai tiên.
theo người dân ở đây kể Tại suối các thần này có hàng nghìn con cá lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg, gồm các loài: Cá dốc (tên khoa học: Spinibarbichthys denticulatus, thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng… Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp. Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20 cm đến 40 cm, nước trong vắt, có thể đưa tay xuống nước vuốt ve những con cá thần. Đây là điều hấp dẫn nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách đến suối cá thần Cẩm Lương mỗi năm. Bên cạnh suối cá thần, xã Cẩm Lương hiện đang còn giữ được nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông – Vườn Quốc Gia Cúc Phương. Tuy mật độ cá dày đặc nhưng nước suối không bao giờ tanh. Người dân ở đây vẫn thường nấu ăn bằng nước của dòng suối này. Hiện nay, đã có đường cầu treo qua sông Mã để du khách có thể qua lại dễ dàng.
Tại Cẩm Lương có một Dòng suối này chảy ra từ một hang lớn trong núi Bồ Um thuộc dãy Trường Sinh. Cửa hàng chỉ rộng hơn một sải tay nhưng lòng hang thì rộng và sâu. Nước suối ở đây trong đến mức nhìn rõ lớp đá cuội như có ai lát dưới lòng suối. Mỗi khi có ánh nắng chiếu xuống, những viên đá trở nên long lanh như ngọc, do đó suối còn có tên là Ngọc hay Mó Ngọc (theo tiếng Mường). Nằm giữa một vùng sơn thủy hữu tình, lại gắn với nhiều câu chuyện huyền bí, suối cá thần vì thế luôn thu hút du khách bốn phương.
Theo truyền thuyết của người Mường kể lại rằng: Ngày xưa, bản Ngọc dưới chân dãy Trường Sinh thường xuyên bị hạn hán, mất mùa. Ở bản có hai vợ chồng hiếm muộn con, hằng ngày thường ra ven suối trồng trọt và bắt tôm cá kiếm sống qua ngày. Bỗng một hôm, bà ra suối mò cua, bắt cá lại mò được một quả trứng lạ. Bà thả quả trứng xuống nước rồi tiếp tục mò, nhưng vẫn chỉ mò được quả trứng đó. Ba bốn lần như vậy, thấy lạ bà liền mang trứng về nhà rồi kể lai câu chuyện cho chồng nghe. Rồi ông bà đem trứng cho gà ấp thử, không ngờ ít hôm sau, quả trứng đó nở ra một con rắn. Thấy lạ ông lão liền mang rắn ra suối Ngọc thả cho rắn đi, nhưng cứ sáng mang ra thả thì tối rắn lại quay về nhà và dần dần sống trong nhà thân quen như những con vật nuôi khác.
Từ khi có rắn sinh ra, đồng ruộng ở đây trở nên tốt tươi, dân bản Mường được ấm no, hạnh phúc, họ yêu quý rắn nên gọi rắn là chàng Rắn. Cuộc sống yên bình cứ trôi đi, bỗng một đêm trời mưa to gió lớn, sấm rền chớp giật đùng đùng. Quá lo sợ người dân đóng kín cửa ở trong nhà tránh mưa to gió lớn, khi gió mưa ngừng thì cũng là lúc rạng sáng. Sáng hôm sau, người dân thấy xác chàng Rắn nằm dưới chân núi Trường Sinh, bên bờ suối Ngọc. Thần linh báo mộng cho dân làng biết, chàng Rắn vì chiến đấu với thủy quái về phá hoại bản làng mà bỏ mạng, cho nên đã được Ngọc Hoàng phong là Thần và giao cho chức Tứ Phủ Long vương. Không hiểu lý do tại sao cũng từ khi nhân dân trong bản lập đền thờ bên bờ suối để tưởng nhớ công lao tràng Rắn thì cũng từ đó, suối Ngọc xuất hiện có đàn “cá thần” với hàng chục nghìn con ngày đêm về chầu thần và canh gác quanh nơi đền Ngọc cho đến tận ngày nay lúc nào cũng đông đúc.
Với niềm tin suối cá là nơi linh thiêng có thể che mưa, phủ nắng cho bản làng, sự đông đúc của đàn cá trong dòng suối là sự bình yên, no ấm cho cuộc sống dân làng nơi đây, nên từ bao đời nay, bà con dân tộc Mường luôn gìn giữ và xem loài cá thần này là loài cá thiêng và cũng là báu vật của người Mường nơi đây.
Do đó, đàn cá ở suối Ngọc ngày càng thêm đông đúc. Bỏ qua các yếu tố tâm linh, khi đến đây ta không khỏi thấy lạ lùng là số lượng cá nhiều như thế, nhưng nguồn nước vẫn rất sạch, còn được người dân bản sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy suối nhỏ, nước nông, nhưng đàn cá vẫn sinh sôi nảy nở đều, ngày một đông lên, nước không có mùi hôi tanh, không có hiện tượng cá lớn ăn cá bé. Đặc biệt sau mỗi đợt mưa lũ nước suối dâng to trắng băng chảy thông với cánh đồng ra sông Mã, nhưng khi nước rút đàn cá ở đây vẫn nguyên vẹn. Các nhà khoa học cũng mới phỏng đoán, có thể ở hồ nước ngầm bên trong chứa nguồn thức ăn dồi dào cho đàn cá. Sự kỳ bí của suối “cá thần”.
Nơi đây được người xưa là suối cá thần cì trong suối, mật độ cá dày đặc đến mức nhiều chỗ phải rẽ cá mới múc được nước. Dòng suối nhỏ có tới hàng vạn con cá chen chúc mà kỳ lạ là nước vẫn luôn trong veo, không hề có mùi tanh. Đồng bào Mường ở đây vẫn thường sinh hoạt nấu nướng bằng nước của dòng suối này từ khi lập bản cho đến ngày nay. Gọi là cá thần vì cá ở đây rất thân thiện với người và chưa ai thấy cảnh cả chết bao giờ. Người dân ở đây từ bao đời qua không bao giờ dám bắt cá, vì thế cá cứ thế sinh sôi đàn đàn lũ lũ, đủ các thế hệ. Con nhỏ nặng chừng nửa ký, con trung bình nặng chừng năm, sáu ký. Cá ăn đậu phộng, mì tôm đến bắp và chẳng đi đâu xa, chỉ tung tăn bơi lội từ cửa hang đến lòng suối chừng độ hơn trăm mét rồi quay trở lại. Ban ngày, cá từ dòng suối ngầm trong hang núi, theo dòng nước bơi ra, đùa giỡn ở nơi suối Ngọc, đến đêm lại bơi vào dòng suối ngầm nằm sâu trong lòng núi. Chẳng ai be đâp đắp bờ, vậy mà loài cá này vẫn chỉ bơi quanh quẩn trong giới hạn chừng 150m rồi quay vào, không bao giờ vượt qua giới hạn đó để tràn sang các ruộng nước, ao, đầm gần kề.
Loài cá này được người dân Mường gọi là cá phốôc, hình thù tựa như cá lóc, căng tròn ở phần giữa thân, vảy như vảy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ. Thỉnh thoảng, vào những dịp đặc biệt người ta còn thấy xuất hiện những con cá “chúa”, mang có vành đỏ như đeo khuyên tai, mắt có hai mí xanh đỏ, đuôi có chấm đỏ viền xanh. Người già Mường cho hay dấu ở nơi đuôi cá gọi là “mặt nguyệt”. Chẳng ai cân đo được bao giờ nhưng ước chừng cá “chúa” phải nặng tới 30 – 40kg. Các cụ già cho rằng cá “chúa” sống lâu bằng tuổi của họ. Giờ đây chuyện cá “chúa” xuất hiện chỉ còn như huyền thoại qua lời kể của các cụ cao niên sống bên cạnh con suối. Các cụ cho hay rằng cá “chúa” chỉ xuất hiện khi cần đóng vai trò chỉ huy đàn cá múa mừng chàng Rắn xuất hiện. Bây giờ, du khách đến suối cá thần chỉ còn thấy dấu tích của đền thờ chàng Rắn, được xây dựng hồi thế kỷ XIV.